Chiếc võng chốn quê
Tuổi ấu thơ, ai chẳng từng nằm võng và từng nghe tiếng võng đưa kẽo kẹt và câu hát ầu ơ của mẹ ru giấc ngủ. Nó thay vòng tay mẹ hiền, khi mọi người đều tất bật công việc, để ru em thơ đi vào giấc ngủ ngon lành.
“Trăm con mắt trải khắp mình
Dáng cong mềm mại, tính tình dễ thân,
Hè sang ai cũng muốn gần,
Nằm chơi chốc lát, đỡ phần bức oi?”
Đó là câu đố của dân gian về cái võng! Võng ra đời từ bao giờ? Khó ai có thể trả lời chính xác được!
Theo ý chủ quan của người viết bài này, có lẽ từ con người xuất hiện trên trái đất này thì không lâu sau đó võng đã có mặt. Tất nhiên, khi ấy người ta chỉ biết đó là đồ dùng để khuây khỏa chứ chưa hẳn đã có tiếng gọi võng như ngày nay. Khi trèo cây, con người đã biết ngồi đu đưa, khi câu cá, chăn trâu ngoài đồng vào bóng cây lớn, lựa chiều rễ cây mà “vắt vẻo” qua lại cho đỡ mỏi, mệt!
Chiếc võng quê thôn giả
Ở miền Tây Nam Bộ, người ta thường hay dùng những tàu chuối sứ (chuối xiêm) phơi khô rồi tuốt bỏ lá lấy dây đó đươn võng. Nhưng chắc hơn và phổ biến hơn là võng được làm ra từ dây bình bình. Cây bình bát già mọc hoang khắp vùng kênh rạch được đốn về và nhận xuống mương vườn để ngâm. Chừng mười bữa, nửa tháng vớt lên lột vỏ, rồi bỏ lớp da đen bên ngoài, lấy lớp dây màu nâu đỏ bên trong đem phơi thật khô để làm võng.
Dựa theo kích thước, phải kể võng đơn, võng đôi, theo màu sắc có võng nhuộm điều, võng nhuộm tía.
Phút nghỉ ngơi trên chiếc võng chốn quê
Chức năng mà chiếc võng đảm nhiệm cũng hết sức đa dạng, phong phú và nét đẹp văn hóa dân gian tỏa ra từ chiếc vong kẽo cà kẽo kẹt chốn thôn quê giản đơn mà ẩn chứa biết bao kỉ niệm như vậy.
Nguồn : danviet.vn